728x90 AdSpace

Tin mới nhất

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

Những loài hoa hiếm nhất trên thế giới

Theo các nhà khoa học thì trên thế giới có tới hơn 270.000 loài hoa. Thật khó để xác định xem đâu là loại hoa hiếm nhất trên thế giới và dựa vào những đặc điểm như thế nào để phân loại.
Theo Topten thì những loài hoa dưới đây được xếp vào danh sách 10 loài hoa hiếm gặp trên thế giới, bởi mỗi loài hoa đó lại chứa đựng trong nó cả một câu chuyện đặc biệt thú vị.

10. Hoa Campion

campo
Có màu hồng nhạt, là một chi nhỏ của hoa cẩm chướng, có tên khoa học là Silen Tomentosa. Campion đã từng được cho là đã tuyệt chủng bởi các nhà khoa học vào năm 1992, khi tất cả các dấu vết của sự tồn tại đều không còn. Sau đó, năm 1994, một mẫu vật duy nhất được phát hiện bởi một người leo núi trên những vách đá cao của núi Gibraltar.
Nó đã được lưu trữ trong ngân hàng giống của thế giới và hiện nay đang được trồng tại Almeda Gibraltar Botanic Gardens, cũng như tại Royal Botanic Gardens ở London. Loài hoa này sống cheo leo trên những vách đá cao, nhọn của núi Gibraltar và rất khó để tìm thấy, do đó nó đứng thứ 10.

9. Hoa móng cọp

mongcop
Loài hoa này có nguồn gốc từ Philippines, có tên khoa học là Strongylodon macrobotrys, thuộc họ đậu. Ở Việt Nam, người ta hay gọi là Hoa móng cọp (hoặc Dây hoa cẩm thạch).
Nó có màu xanh tuyệt đẹp, hoa kết thành chùm. Thuộc họ đậu nên Jade Vine sử dụng rất nhiều đạm để nuôi dưỡng, phát triển. Thế nên trong môi trường tự nhiên, chúng thường xuyên bị thiếu chất, dẫn đến yếu dần đi, trơ trọi thân cành và không thể đâm hoa kết trái bình thường. Những bông hoa hiếm hoi hiện nay hầu như không nhìn thấy trong tự nhiên, nên nó đứng ở vị trí thứ 9.

8. Hoa mỏ vẹt

movet
Có tên khoa học là Lotus berthelotii. Đây là loài hoa rất hiếm từ năm 1884. Chúng được coi là hoàn toàn tuyệt chủng trong tự nhiên, mặc dù một số người vẫn tin rằng nó vẫn còn sống.
Người ta đã tiến hành thí nghiệm để thụ phấn cho hoa và trồng ngoài tự nhiên nhưng rất ít những thí nghiệm này thành công. Vì vậy, Lotus Berthelotii chỉ được nuôi và nhân giống trong các phòng thí nghiệm.

7. Hoa cúc vạn thọ

cucvantho
Bạn có thấy những bông hoa này giống như sô cô la, và chúng ta có ăn được không? Giống với Lotus Berthelotii, loài Cúc vạn thọ Socola này được cho là bị tuyệt chủng trong tự nhiên hơn 100 năm nay. Phải có bàn tay chăm sóc của con người chúng mới có thể tồn tại.
Các cây hoa còn sót lại như là bản sao duy nhất và được lấy giống vào năm 1902. Những bông hoa có màu nâu như màu sô cô la, đường kính từ 3-4cm. Vào mùa hè, những cánh hoa thường toát ra mùi socola rất thơm.

6. Hoa Koki’o

hiem
Đây là loài hoa rất hiếm, chỉ có ở Hawaii. Nó được phát hiện năm 1860, khi đó nó chỉ có đúng 3 cá thể. Đến năm 1950, cây Kokai cuối cùng (trong 3 cây được tìm thấy) đã chết và loài hoa này dã được coi là tuyệt chủng.
Tuy nhiên 20 năm sau, vào năm 1970, người ta lại tìm được một cá thể nữa, tiếc rằng nó đã bị phá hủy trong một vụ cháy năm 1978. Rất may, các nhà sinh vật học đã cứu được một nhánh cây và từ đó nhân giống thành 23 cây. Cây phát triển cao 10-11 mét và có hàng trăm bông hoa.

5. Hoa Kadupul

Kadupul
Nó có tên khoa học là Epiphyllum oxypetalum. Hoa này rất dễ trồng, nhưng nó được coi là hiếm vì lý do duy nhất là vì nó nở hoa rất ít. Trong tự nhiên chúng được tìm thấy ở Sri Lanka và nó còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Hoa chỉ nở vào ban đêm, và sau đó bí ẩn tàn lụi trước ánh bình minh.
Theo Phật giáo, người ta tin rằng khi hoa nở, nó như một món quà dâng lên Đức Phật. Những bông hoa này có màu trắng và có mùi thơm rất riêng, “kì lạ”. Loài hoa này cũng tồn tại ở Nhật Bản nơi mà tên gọi của nó có thể được dịch là “Sắc đẹp dưới ánh trăng.”

4. Hoa lan ma

lanma
Loài hoa này không chỉ hiếm mà còn rất hấp dẫn. Nó có tên khoa học Epipogium aphyllum. Loài hoa này được coi là tuyệt chủng trong 20 năm. Nó rất hiếm bởi vì nó không có lá nên không thể tự quang hợp, tự phát triển mà phải lấy dinh dưỡng từ một loại nấm cấy ghép trên thân.
Nó được gọi là “hoa ma” bởi chúng có thể sống dưới lòng đất nhiều năm và chỉ nở hoa khi hội tụ tất cả các điều kiện. Điều đó lý giải tại sao những người chơi lan chỉ mong một lần trong đời được nhìn thấy loài hoa này nở. Loài hoa này tỏa ra mùi hương và nở vào tháng 6 đến tháng 8 trong năm.
Chúng chỉ được tìm thấy trong các khu rừng ở Cuba hoặc ở Florida. Tại Cuba, mà chúng mọc trên cây bách và chúng xuất hiện như “bóng ma”. Nó chỉ có thể được thụ phấn bởi các loài sâu bướm nhân sư khổng.

3. Hoa phong lan tím vàng

phonglan
Ở Anh, từ năm 1917 người ta coi loài hoa lan này là bảo vật quốc gia và được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Một nhánh hoa này có giá bán khoảng 5.000 USD, chừng đó là đủ để thấy chúng quý giá đến mức nào Không phải ai cũng có thể nuôi dưỡng loài này dù có hạt giống trong tay.
Thậm chí nhà bác học Charles Darwin đã không thành công khi nuôi dưỡng nó. Nó thường được ghép với một loại nấm để sinh trưởng và phát triển. Hoa có màu tím đỏ và màu vàng sáng.

2. Hoa Poluo Youtan

Youtan
Được phát hiện bởi ông Đinh, một nông dân Trung Quốc. Ông đã tìm thấy nó trong ống thép của mình. Loài hoa này không có tên khoa học. Hoa có màu trắng, rất thơm và chỉ khoảng 1mm. Đó là loài hoa được đề cập đến trong huyền thoại Ấn Độ.
Trong tiếng Phạn, tên của loài hoa này có ý nghĩa là “một bông hoa tốt lành từ trời”. Hoa này cũng được đề cập trong kinh sách Phật giáo. Các nhà thực vật học nói rằng loài hoa này chỉ nở hoa một lần mỗi chu kỳ 3000 năm. Chính bởi vì thế, nó xếp vị trí thứ 2. Cho nở nhưng mỗi 3 thiên niên kỷ, Youtan Poluo hoa là khá kỳ tại số 2.

1. Hoa Corpse

corpe
Có nguồn gốc ở Sumatra, thực vật quý hiếm và nổi bật này có hoa đạt tới 6 feet chiều cao và đường kính 3 feet. Hoa Corpse được tìm thấy ở vùng rừng nhiệt đới ở Indonesia. Nó được coi là hoa hiếm nhất, lớn nhất, và có nguy cơ tuyệt chủng nhất của thế giới.
Nó không có thân, lá và rễ. Nó phát ra mùi thịt thối rất hăng để thu hút ruồi và bọ cánh cứng để thụ phấn cho nó. Loài hoa này nở khoảng 1 tuần trước khi tàn.
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Những loài hoa hiếm nhất trên thế giới Description: Rating: 5 Reviewed By: Suki
Scroll to Top