Với sức sống bền bỉ và không tốn quá nhiều công chăm sóc, vạn niên thanh đã trở thành một trong những cây cảnh nội thất được yêu thích nhất hiện nay.
Đây là loài có thể trồng trong chậu để đặt trên bàn, phòng làm việc, phòng khách hoặc thiết kế thành giỏ treo với những thân cây rủ dài mềm mại, trang trí giàn hoa, ban công, tường nhà rất đẹp.
Đặc điểm của vạn niên thanh
Vạn niên thanh có tên khoa học là: Scindapsus aureus, có nguồn gốc từ đảo Salomon (Thái Bình Dương). Đây là loài cây ưa ẩm dạng thân leo, có thân tròn mềm với rất nhiều rễ móc khí sinh, bò dài hay thõng xuống. Lá có hình trái xoan rộng, gốc hình tim, đầu nhọn thuộc dạng lá đơn. Phiến lá khá dày, xanh đậm có đốm vàng hay có màu vàng lục, đốm bạc lớn và loang lổ, lá màu vàng ánh bạc.
Hoa sẽ mọc thành từng bông màu xanh rất đẹp, quả có hình cầu mọng nước màu quả quất, có duy nhất một hạt.
Tác dụng của vạn niên thanh
Thân cây, rễ cây cũng có thể dùng làm thuốc, hái về cắt bỏ lá, rễ con, rửa sạch, phơi thật khô hoặc có thể dùng tươi. Trong lá, rễ, hạt có rất nhiều hoạt chất làm mạnh tim là Rhodexin A, B1, B2, C, D, Rhodeniro….
Vạn niên thanh vị đắng, tính hàn, vào kinh phế, có độc tính nhẹ, có tác dụng thanh nhiệt và giải độc, cầm máu, cường tim lợi thuỷ. Trị cho người bị đau họng, bị đánh đập và bổ té tổn thương, bạch hầu, bỏng do nước sôi, tim yếu, rắn cắn, thuỷ thũng và đinh nhọt, ho hen do suy nhược cơ thể nóng sốt.
Bên cạnh đó nó còn có tác dụng thanh lọc không khí trong nhà khiến không gian trong lành và tươi mát, làm dịu những không gian thô cứng hoặc nhiều đồ vật mang tính âm, thuộc hành Kim, Mộc. Theo nghiên cứu của NASA, vạn niên thanh có tác dụng hút được khí độc Fomaldehyde, làm trong lành không khí nhất là không khí có máy điều hòa lâu ngày.
Một tác dụng không thể thiếu nữa của vạn niên thanh là giá trị thẩm mỹ, nó thường được trồng trong chậu lớn có sự sang trọng, phù hợp bày trang trí phòng khách lớn, sảnh lớn, văn phòng… và là cây cảnh được yêu thích.
Cách chăm sóc cây cảnh Vạn Niên Thanh
– Tưới nước có độ ấm bằng nhiệt độ phòng.
– Trong mùa hạ và mùa xuân cần phải tưới nhiều nước hơn, không nên để tình trạng đất quá khô sẽ khiến các đốm nâu xuất hiện.
–Có thể ngâm chậu vạn niên thanh vào nước để tăng độ ẩm gián tiếp.
– Nếu bạn đặt cây trong nhà sẽ tránh được tình trạng cây bị bệnh nhưng cần chú ý nhu cầu về nước, phân bón và sâu hại.
– Thường xuyên làm sạch lá, nhất là mặt dưới lá, để tránh sự tấn công của sâu bọ.
– Trong thời kỳ sinh trưởng thì bón phân đạm là chính để cây nhanh lớn. Đối với cây đã trưởng thành thì bón ít phân để giữ cho hình dáng cây được ổn định..
– Đất trồng phải tơi xốp, khoảng 2 năm đảo chậu một lần, đồng thời loại bỏ những thân cây trụi lá để thúc đẩy ra chồi non. Bón lót trong chậu một lớp phân.
– Cây để ở cạnh cửa sổ thì sau 7-10 ngày thì di chuyển chậu 1 lần, khi chuyển xoay chậu 1 vòng 180 độ.
[/tintuc]
0 nhận xét:
Đăng nhận xét